Hồi sức tim phổi (tiếng Anh: cardiopulmonary resuscitation, viết tắt: CPR) là tổ hợp các thao tác cấp cứu bao gồm ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo với mục đích đẩy lượng máu giàu oxy tới não, đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
Biện pháp cấp cứu CPR có thể sử dụng trong những trường hợp như nạn nhân bị ngạt thở do đuối nước, điện giật, ngộ độc thực phẩm.
Trên thế giới, có > 135 triệu tử vong do nguyên nhân tim mạch mỗi năm.Tổng thể, tỷ lệ hiện mắc của ngừng tim xảy ra ngoài bệnh viện (out-of-hospital cardiac arrest) giao động từ 20-140 trường hợp/ 100.000 người.
Hiện nay ở Hoa kỳ, bệnh tim được xem là sát thủ giết người số một. Mỗi năm, gần nửa triệu người Mỹ chết vì đau tim. Trong đó một nửa số trường hợp, hoặc một phần tư triệu người, sẽ chết đột ngột, bên ngoài bệnh viện, vì tim họ ngừng đập.
- Hiện tại nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do đau tim ở người lớn là rối loạn nhịp điện của tim còn được gọi là rung tâm thất.
Rung tâm thất có thể được điều trị, nhưng nó đòi hỏi phải áp dụng một cú sốc điện vào ngực gọi là máy khử rung tim.
Nếu máy khử rung tim không có sẵn, chết não sẽ xảy ra trong vòng chưa đầy 10 phút.
- Do đó một cách để tiết kiệm thời gian cho đến khi máy khử rung tim có sẵn là cung cấp nhịp thở và tuần hoàn nhân tạo bằng cách thực hiện hồi sức tim phổi, còn được gọi là CPR, tên tiếng anh Cardiopulmonary resuscitation.
Bạn càng sớm đưa CPR cho một người bị ngừng tim (không thở, không nhịp tim), thì khả năng hồi sức thành công càng cao.
Bằng cách thực hiện CPR, bạn sẽ giữ cho máu được oxy hóa chảy đến tim và não cho đến khi máy khử rung tim có sẵn.
- Bởi vì có tới 80% tất cả các trường hợp ngừng tim xảy ra tại nhà, rất có thể bạn sẽ thực hiện CPR trên một thành viên gia đình hoặc người thân.
- Hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) là một liên kết mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gọi là “chuỗi sinh tồn”. Đây là một chuỗi các hành động, khi được thực hiện theo trình tự, sẽ mang lại cho một người bị đau tim cơ hội sống sót cao nhất.
Cách học hồi sức tim phổi?
Hồi sức tim phổi là một kỹ năng mà bạn cần học từ các khóa huấn luyện chính quy về sơ cứu ban đầu. Khóa học sẽ dạy bạn cách thực hiện hồi sức tim phổi và cách dùng máy khử rung tự động ngoài lồng ngực.
Thứ tự thực hiện kỹ năng CPR
- Đánh giá tình hình nạn nhân trước khi hồi sức tim phổi
Nếu nạn nhân có 1 trong 3 dấu hiệu dưới đây:
- Bất tỉnh
- Ngưng thở hoặc thở ngáp
- Mạch bẹn hoặc mạch cảnh không bắt được
Cần gọi cấp cứu trước khi hồi sinh tim phổi. Nếu nạn nhân là trẻ 1 – 8 tuổi, nên tiến hành hồi sức tim phổi trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu.
- Nhấn ép tim ngoài lồng ngực
Kỹ thuật này nên được thực hiện đầu tiên để khôi phục lưu thông máu cho cơ thể. Bạn nên thực hiện theo các bước sau:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt cứng
- Quỳ bên cạnh cổ và vai của nạn nhân
- Đặt phần giữa bàn tay và cổ tay lên rãnh ngực của nạn nhân. Đặt bàn tay còn lại nên bàn tay đầu tiên. Giữ khuỷu tay thẳng, sử dụng trọng lực của cơ thể để nhấn ngực nạn nhân xuống ít nhất 5cm, tốc độ 100 lần/phút.
- Làm thông đường thở
Kỹ năng này được thực hiện với tác dụng làm thông đường thở. Sau khi thực hiện bước nhấn ngực đầu tiên, hãy làm thông đường thở cho nạn nhân. Đặt lòng bàn tay của bạn lên trán nạn nhân, nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau, dùng tay còn lại nhẹ nhàng nhấc cằm về phía trước để mở đường thở.
Bạn phải vừa thực hiện vừa quan sát xem nạn nhân có chuyển động được hay không, lắng nghe hơi thở và cảm nhận hơi thở của người đó. Nếu nạn nhân không thở bình thường được thì hãy bắt đầu kỹ năng hà hơi thổi ngạt, miệng áp miệng. Tuy nhiên nếu chưa được đào tạo thì hãy bỏ qua bước này và tiếp tục thực hiện nhấn ngực.
- Thổi ngạt
Kỹ thuật thở cho nạn nhân có thể thực hiện bằng cách thở miệng áp miệng, hoặc miệng áp mũi trong trường hợp cách đầu tiên không thực hiện được. Khi đường thẳng đã được khai thông ở bước trên, thực hiện bịt hai lỗ mũi nạn nhân, dùng miệng lấp kín miệng của nạn nhân để không khí không bị thoát ra ngoài, bắt đầu thổi hơi thở và quan sát xem ngực nạn nhân có chuyển động hay không. Nếu có chuyển động thì bắt đầu thổi hơi thở thứ hai, trong trường hợp ngực không có chuyển động, cần phải khai thông đường thở trước rồi mới thực hiện thổi tiếp hơi thở.
CPR cần thực hiện càng sớm càng tốt mới có thể nâng cao khả năng cứu sống nạn nhân. Tuy nhiên trước khi thực hiện công tác này, bạn cần phải kiểm tra ngoại cảnh đã đảm bảo an toàn hay chưa. Nếu nạn nhân là người lớn, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng nhẹ vai hoặc hỏi thăm phản ứng. Tiến hành quan sát đồng tử, quan sát hơi thở và lồng ngực xem có di động hay không. Trong trường hợp nạn nhân không có phản ứng cần nhanh chóng gọi sự giúp đỡ trước khi thực hiện CPR.
- Video hướng dẫn
CPR ở người lớn (Nguồn: ProCPR.org)
CPR – Người lớn và trẻ em (Nguồn: American Red Cross)
Cardiopulmonary Resuscitation (CPR) Training Video
Hands-Only CPR Demo Video (Nguồn: American Heart Association)
- 4 con số trong CPR chất lượng cao
- Tốc độ ép tối ưu: 100-120 lần/phút
- Độ sâu tối đa: ≥ 50 mm (2”)
- Nghỉ tối thiểu: phân số ép tim >80%
- Để lồng ngực giãn lại hoàn toàn: không tì mạnh tay lên ngực giữa các lần nhả ép
Hồi sức tim phổi có những nguy cơ gì?
- Nhấn mạnh lên lồng ngực có thể dẫn tới đau ngực, gãy xương sườn hoặc vỡ phổi. Những bệnh nhân được đặt ống thở thường phải cần tới thuốc để làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Một số bệnh nhân sau khi qua cơn nguy kịch có thể sẽ cần dùng tới máy giúp thở một thời gian trong lúc nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt (viết tắt là ICU – intensive care unit).
- Chỉ một số ít bệnh nhân (dưới 10%) thoát qua cơn nguy kịch tại bệnh viện là có thể hồi phục được chức năng như trước đó. Phần nhiều bệnh nhân chỉ sống được một thời gian ngắn sau hồi sức tim phổi rồi sau đó cũng tử vong ngay tại bệnh viện. Nhìn chung hồi sức tim phổi có thể giúp kéo dài được tiến trình dẫn tới tử vong này.
- Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh đồng thời trong người thường sẽ không sống được cho dù có hồi sức tim phổi. Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, hầu như không ai có thể sống được sau hồi sức tim phổi, và cũng không ai sống đủ lâu cho đến lúc xuất viện. Ở một số bệnh nhân hy hữu vượt qua được ngưỡng này thì thường họ sẽ bị yếu hơn hoặc bị tổn thương não. Một vài người sẽ phải cần sống lệ thuộc vào máy giúp thở cho đến cuối đời.
Tài liệu tham khảo:
- American Heart Association 2015, Guidelines Update for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care.
- PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh 2016, Cấp cứu ngưng tuần hoàn cập nhật
- BS, Phạm Ngọc Đan Thanh 2013, Hồi sức tim phổi