CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
Chấn thương cột sống là một chấn thương thường gặp và là tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng, có thể để lại biến chứng, di chứng suốt đời. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ chấn thương cột sống xấp xỉ 50000 trường hợp một năm. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức, tuy nhiên với tỷ lệ tai nạn giao thông rất cao ở nước ta chắc chắn tỷ lệ chấn thương cột sống không phải là nhỏ.
Theo các thống kê, đa số các bệnh nhân bị chấn thương cột sống đều đang ở trong độ tuổi lao động, chính vì vậy cấp cứu chấn thương cột sống nhanh chóng, đúng cách có thể giúp giảm tỷ lệ tàn tật, di chứng.
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến chấn thương cột sống:
– Tai nạn giao thông 48%
– Ngã cao 21%
– Xung đột 15%
– Chấn thương trong thể thao 14%
Trong đó
– Chấn thương cột sống cổ 55%
– Cột sống ngực 15%
– Cột sống thắt lưng: 15%
– Cùng cụt 15%
Cơ chế chấn thương
– Ưỡn cột sống quá mức
– Ngửa cột sống quá mức
– Do lực tác động từ bên vào cột sống
– Do lực ép xuống theo chiều dọc cột sống
– Do lực kéo dãn theo chiều dọc cột sống
Nguyên tắc khám cấp cứu trường hợp nghi ngờ chấn thương cột sống
– Trong tất cả các trường hợp chấn thương cần coi như có chấn thương cột sống cổ
– Khi khám cần bộc lộ và khám toàn bộ cột sống
– Các bệnh nhân có thay đổi ý thức, say rượu, đa chấn thương cần duy trì các phương tiện cố định cột sống cổ cho đến khi có bằng chứng chắc chắn loại trừ chấn thương
Triệu chứng lâm sàng
– Đau vùng cột sống, đau tăng khi sờ nắn cột sống
– Biến dạng cột sống
– Các dấu hiệu đụng dập, bầm tím vùng cột sống
– Liệt:
+ Tứ chi: cột sống cổ
+ Liệt 2 chi dưới
+ Liệt cơ hô hấp
+ Rối loạn cơ tròn
+ Cương dương
– Mất/giảm vận động, cảm giác ở chi
Sơ cứu
Có 5 giai đoạn
- Đánh giá
- Hồi sức, thở oxy hỗ trợ
- Bất động
- Đưa ra khỏi hiện trường tai nạn
- Vận chuyển lên cơ sở Y tế Chuyên khoa
- Lưu ý:
Những điều nên làm ở bệnh nhân chấn thương CS cổ
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa thẳng
- Theo dõi hô hấp của bệnh nhân
- Di chuyển bệnh nhân đúng cách với 4 người, 1 người phía trên giữ trục cổ thân, 3 người còn lại đứng cùng bên nâng giữ từ vai tới gót của bệnh nhân, di chuyển theo hiệu lệnh một người
- Đặt bệnh nhân lên một tấm ván phẳng cứng. Sau đó bất động tạm CS cổ bằng chêm hai túi cát hai bên cổ, nẹp cổ vải mềm, cố định BN vào mặt phẳng cứng ở trán, đai vai, đai hông.
- Chuyển ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, xe lam, xe tải nhỏ, thuyền ghe để bệnh nhân nằm thẳng.
Những điều không nên làm ở BN chấn thương CS cổ:
- Không xốc, vác, cõng BN
- Không chở BN bằng xe đạp, gắn máy, xích lô, taxi
- Không khiêng, di chuyển BN bằng ghế tựa thấp, võng hoặc kê gối dưới đầu khiến cổ gập
Những điều nên làm ở BN chấn thương CS ngực – thắt lưng
- Đặt BN nằm ngửa thẳng
- Khiên BN đúng cách với 3 người cùng bên
- Đặt BN lên 1 mặt phẳng (ván cứng, băng ca…) có thể cố định BN vào mặt phẳng ở đai vai, đai hông và hai chân
Những điều không nên làm ở BN chấn thương ngực – thắt lưng
- Không xốc, vác, cõng, chuyên chở BN bằng xe đạp, gắn máy, xích lô, taxi
- Đánh giá
Khám thì đầu
Theo thứ tự ưu tiên ABCDE:
A – duy trì đường thở (Airway)
B – kiểm soát hô hấp và hô hấp hỗ trợ
C – Kiểm soát tuần hoàn và theo dõi mạch, huyết áp
D – theo dõi tổn thương thần kinh và tri giá, ý thức
E – bộc lộ BN để đánh giá sang thương da và tổn thương chi, mức độ và vị trí
Khám thì hai: Xử trí theo thứ tự ưu tiên cơ quan
- Hô hấp
- Tuần hoàn
- Thần kinh và tri giác
- Tiêu hóa
- Tiết niệu sinh dục
- Vận động cơ xương khớp
Khám cột sống sau khi đã bất động cổ như khúc gỗ (log – rolled )
- Hồi sức và điều trị hỗ trợ Oxy
- Thông đường thở
- Nâng cằm và đẩy hàm dưới ra trước
- Đặt thông miệng hầu – mũi hầu, dè dặt đặt đầu cổ thẳng
- Hô hấp oxy ẩm 40% qua mặt nạ, phòng ngừa tủy thiếu oxy , sang thương tủy sống thứ phát ( nếu có )
- Tuần hoàn
- Phòng ngừa choáng mất dung tích máu
- Cầm máu tại chỗ, băng ép
- Không lấy vật nhọn xuyên thấu
- Truyền dịch 2 đường bằng kim lớn
- Đặt thông tiểu
- Choáng thần kinh
- Mạch thấp, hạ huyết áp
- Chích atropin khi mạch < 50 lần/ phút
- Choáng tim – hiếm
3 và 4. Bất động và đưa ra khỏi hiện trường
Bất động là mục tiêu chính phòng ngừa sang thương tủy và xương sống thêm.
Tư thế nằm:
- Kéo đầu cổ trên một đường thẳng
- Đặt nẹp cổ cứng
- Nắp sau trước, nắp trước sau
- Chuyển qua cáng bằng “ toán cấp cứu”
- Một giữ đầu cổ
- Một nâng 2 vai
- Một đẩy cáng – nẹp giữa 2 chân
- Một nâng mông chậu
- Sau khi đã nằm trên cáng thì tiến hành cột các đai (không quá chặt hay quá lỏng) và đặt túi cát 2 bên.
Tư thế ngồi:
- Kéo đầu cổ thẳng
- Đặt nẹp cổ cứng, nắp trước trước, nắp sau sau
- Chuyển BN qua nẹp ván cứng cột sống:
- Nạp ván cứng đầu thân
- Đưa ra nẹp ván cứng cột sống dài từ đầu đến chân
- Nguyên tắc như một khúc gỗ
- Phương tiện vận chuyển
Xe cấp cứu, tàu ghe, thuyền cấp cứu, máy bay trực thăng, xe ba gác, xe lam, xe lôi.
Tài liệu tham khảo:
- Bộ Y tế 2018, Cấp cứu chấn thương cột sống.
- Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Sơ cấp cứu chấn thương cột sống.