Máy khử rung bên ngoài tự động

MÁY KHỬ RUNG BÊN NGOÀI TỰ ĐỘNG (Automated External Defibrillator – AED)

Khử rung tim

Khử rung tim là một phần quan trọng của kỹ thuật hồi sức. Cơ hội sống của một nạn nhân rung tim (rung tâm thất hay nhịp nhanh thất) chiếm 90% nếu khử rung tim kịp thời, và giảm 10% mỗi phút không khử. Nếu nạn nhân ngưng tim và phải khử rung tim và hãy gọi xe cứu thương ngay lập tức.

Khử rung tim bắt đầu bằng phơi trần ngực nạn nhân, và loại bỏ các vật kim loại (trang sức, khuyên ngực,…). Trước khi đặt tấm lót máy khử rung tim, hãy cạo lông ngực nếu cần, để tăng tiếp xúc đến ngực và giảm nguy cơ bỏng. Tuy nhiên, chỉ cạo khi dao cạo có sẵn và không nên trì hoãn khử rung tim quá 20 giây. Sơ cứu viên cũng phải loại bỏ các miếng dán   trong khi đeo găng tay để đảm bảo những lần giật không phải truyền qua những miếng dán, và nếu không tháo miếng dán nicotine thì sẽ chắc chắn gây hỏa hoạn.

Máy khử rung tim

Máy khử rung tim là một cú sốc điện (khử rung tim) được áp dụng để thiết lập lại trạng thái điện của tim (nhịp tim không đều), để tim trở lại nhịp điện tự nhiên.

Nói cách khác; máy khử rung tim ngăn chặn nhịp đập nhanh bất thường của tim và đưa nó trở lại nhịp bình thường được gọi là máy khử rung tim. Nó cũng được gọi là một thiết bị sốc điện.

Máy khử rung tim ngoài tự động AED bao gồm các tính năng Hướng dẫn Cứu hộ nâng cao để giúp hướng dẫn xử lý tình huống ngừng tim đột ngột. Với cài đặt dễ sử dụng, hướng dẫn rõ ràng bằng giọng nói và thiết kế chắc chắn, máy khử rung tim ngoài tự động AED được thiết kế cho tất cả những người cứu hộ tại chỗ.

Khi nào sử dụng AED – Máy khử rung tim

Một người ngừng tim đột ngột phải được trợ giúp trong vòng 10 phút mới có thể sống sót. Ngất thường là dấu hiệu đầu tiên của việc ngừng tim đột ngột . Nếu bạn cho rằng ai đó bị ngừng tim, hãy thử các bước sau:

  • Nếu bạn thấy một người ngất xỉu, trước tiên hãy xác nhận rằng nạn nhân đó có phản ứng gì không. Nạn nhân có thể không cử động gì hoặc có thể lên cơn động kinh.
  • Bạn có thể gọi thật lớn hoặc lắc nhẹ nạn nhân để xác định chắc rằng họ không ngủ. Đối với sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bạn không nên lắc hay lay gọi mà thay vào đó, bạn có thể véo nhẹ trên da để cố gắng đánh thức trẻ.
  • Kiểm tra nhịp thở và mạch của người đó. Nếu người đó không thở và không có mạch hoặc nhịp tim không đều, hãy chuẩn bị sử dụng AED càng sớm càng tốt.

 

Cách sử dụng AED – Máy khử rung tim

Ngay cả những người không được đào tạo đặc biệt cũng có thể ứng phó trong trường hợp khẩn cấp bằng cách làm theo các hướng dẫn. Nếu ai đó bị ngừng tim đột ngột, sử dụng AED và hô hấp nhân tạo có thể cứu sống người đó. Khi sử dụng AED:

  1. Gọi 115 hoặc nhờ người khác gọi 115. Nếu có hai người cứu hộ, thì hãy phân công nhiệm vụ: một người hô hấp nhân tạo trong khi người kia gọi 115 và đi kiếm AED.

 

 

 

  1. Đảm bảo khu vực xung quanh người đó thông thoáng; không chạm vào nạn nhân để không cản trở việc AED phân tích.

 

  1. Nếu cần tạo xung điện hoặc sốc để khôi phục nhịp tim bình thường, AED sử dụng lời nhắc bằng giọng nói để cho bạn biết khi nào và cách thức gây ra cú sốc, và cách sử dụng các điện cực của máy cung cấp.

 

  • Hầu hết AED sẽ có hướng dẫn bằng giọng nói, nên hãy làm theo hướng dẫn này. Khi ngực đã phơi trần, hãy cắm các điện cực: một cái về bên trái, dưới cánh tay, một cái bên phải, ngang ngực. Vị trí của miếng lót sẽ được miêu tả đầy đủ, và phải để chính xác. Một khi đã hoạt động, máy sẽ đo hoạt động điện từ tim để quyết định cú giật hợp lý. Một số máy sẽ yêu cầu người dùng ấn nút phân tích. Trong lúc phân tích, máy sẽ nói chuyện rõ về quá trình cho sơ cứu viên.

 

  • Nếu AED yêu cầu giật, người dùng sẽ nói: “I’m Clear, you’re clear, we’re all clear” (Tôi tránh ra, bạn đã tránh ra, chúng ta đều tránh ra) trong lúc đảm bảo rằng người dùng không tiếp xúc với nạn nhân hay AED. Hay bất kì tình huống mà nạn nhân hay AED có thể truyền điện sang sơ cứu viên. Người dùng AED cũng phải đảm bảo rằng tất cả mọi người xung quanh đều phải tránh xa. Phần “We’re all clear” (Chúng ta đều tránh ra) là lần cuối để đảm bảo mọi người tránh ra.

 

  1. Thiết bị có thể hướng dẫn bạn bắt đầu lại hô hấp nhân tạo sau khi hết sốc.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. National Heart, Lung, and Blood Institute 2020. Defibrillators
  2. American Heart Association, What Is an Automated External Defibrillator?
  3. Wikibooks, Sơ cứu, Máy khử rung bên ngoài tự động.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *