Sốt cao co giật ở trẻ em

SỐT CAO CO GIẬT Ở TRẺ EM

 (Febrile seizures)

Theo thống kê, cứ 100 trẻ em thì lại có từ 2-5 trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao co giật. Đây là một hậu quả  do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường xung quanh. Hầu hết sốt co giật đều diễn tiến lành tính và tự thoái lui, tuy nhiên bố mẹ cần xử trí kịp thời cho trẻ để hạn chế những chấn thương trong quá trình co giật cũng như rút ngắn thời gian co giật.

  1. Thế nào là sốt co giật?

Sốt co giật là tình trạng xuất hiện những cơn co giật do sốt cao gây ra và thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, trong đó trẻ từ 12-18 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở một số trường hợp, trẻ có thể không có dấu hiệu sốt tại thời điểm co giật, tuy nhiên cơn sốt sẽ nhanh chóng khởi phát trong vòng vài giờ sau đó. Phần lớn những cơn co giật do sốt cao ở trẻ em thường kéo dài từ 2-5 phút, kèm với nhiệt độ cơ thể >38.3 độ C. Sốt co giật thường không gây ra những hậu quả nặng nề trừ trường hợp trẻ có chấn thương trong lúc co giật.

Để xử trí kịp thời cho trẻ, phụ huynh cần quan sát và nhận biết một cách nhanh chóng. Về cơ bản, trẻ sẽ có một số các biểu hiện sau đây:

  • Gồng cứng cơ thể
  • Nắm chặt tay
  • Lắc chân tay không kiểm soát
  • Mặt đỏ hoặc tím tái
  • Đổ mồ hôi
  • Cong lưng
  • Nhiệt độ cơ thể >38.3 độ C 

Sốt co giật được chia làm 2 nhóm chính:

  • Đơn giản
  • Thường là co giật toàn thể
  • Kéo dài dưới 15 phút
  • Không tái co giật trong vòng 24h
  • Phức tạp
  • Co giật khu trú ở một bộ phận
  • Thời gian kéo dài hơn 15 phút
  • Có thể xuất hiện nhiều cơn co giật trong vòng 24h

Trẻ có tỉ lệ tái co giật cao khi có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Trẻ sốt co giật lần đầu khi dưới 18 tháng tuổi
  • Gia đình (Bố mẹ, anh, chị, em,…) có tiền sử sốt cao co giật
  • Trẻ không có các triệu chứng khác trước đó, co giật là biểu hiện đầu tiên của đợt bệnh.
  • Co giật khi nhiệt độ cơ thể < 40 độ và tăng dần khi cơn co giật xuất hiện.
  1. Nguyên nhân gây sốt co giật

Mặc dù sốt co giật có liên quan đến sự tăng nhiệt độ cơ thể (sốt), tuy nhiên nguyên nhân chính xác nhất vẫn chưa được hiểu rõ, cơ chế chung có thể do sự hưng phấn quá mức của các tế bào thần kinh.  : Cúm, thuỷ đậu, viêm tai giữa, bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, người ta cũng ghi nhận nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc sau khi tiêm vaccin cũng có khả năng gây sốt co giật:

Vi khuẩn:

  • Shigella
  • Salmonella
  • Roseola

Sau tiêm vacxin vài ngày trẻ có thể xuất hiện co giật như một cơ chế đáp ứng miễn dịch tự nhiên của trẻ:

  • Vacxin rubella
  • Vacxin thuỷ đậu
  • Vacxin quai bị
  • Vacxin sởi

Sốt co giật là hậu quả của sự tương tác phức tạp giữa yếu tố di truyền bẩm sinh và các yếu tố môi trường, cho nên với những trẻ có tiền căn gia đình sốt co giật thì trẻ có khả năng cao bị sốt co giật hơn những trẻ khác.

  • Xử trí

Sốt co giật hầu hết là diễn biến lành tính không để lại di chứng, tuy nhiên trẻ có thể bị tái co giật hoặc gặp có tổn thương khác do co giật gây ra nếu bố mẹ chậm trễ trong việc xử trí hạ sốt cho trẻ. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn cho trẻ cũng vô cùng không quan trọng, tránh sự chấn thương ở trẻ trong quá trình co giật, hạn chế những di chứng do chấn thương gây ra.

Các bước cần lưu ý khi sơ cứu cho trẻ sốt co giật như sau:

  1. Trẻ co giật do sốt sẽ có biểu hiện như: Cong lưng, cứng người, nắm chặt tay, mặt đỏ và đổ mồ hôi, nặng hơn trẻ sẽ có biểu hiện trợn mắt lên và cảm giác như nín thở.

-> Dựa vào các biểu hiện trên để nhận biết trẻ sốt co giật

  1. Nên chú ý an toàn của trẻ, hạn chế chấn thương trong quá trình co giật, nhưng không nên ra sức kiềm chế hay ngăn giữ khi trẻ đang trong cơn co giật.

-> Loại bỏ những vật dụng có nguy cơ làm tổn thương trẻ, sử dụng chăn hoặc khăn để bảo vệ phần đầu của trẻ.

  1. Cởi lớp áo bên ngoài của trẻ để làm mát và hạ sốt

-> Sốt co giật là do nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao, cho nên việc làm giảm nhiệt độ cơ thể là điều quan trọng. Nếu không khí trong phòng nóng, nên mở thoáng các cửa và cửa sổ, đảm bảo thông khí tốt. 

  1. Khi hết cơn co giật, cho trẻ nằm nghiêng một bên và ngửa đầu ra sau

Nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút, cần gọi 115 để được hướng dẫn xử trí và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

-> Cho trẻ nằm nghiêng một bên và ngửa đầu ra sau để duy trì trao đổi khí cho trẻ. 

KẾT LUẬN:

Chưa có bằng chứng nào chỉ ra được mối tương quan giữa sốt co giật và tổn thương não bộ. Trên thực tế, những trẻ từng bị sốt co giật được ghi nhận sự phát triển trí tuệ qua các thành tích học tập không khác biệt gì so với phần lớn trẻ em bình thường khác. Hầu hết các cơn co giật do sốt không cần điều trị vì cơ thể sẽ tự hồi phục, tuy nhiên cần nhanh chóng xử trí bước đầu cho trẻ để rút ngắn thời gian co giật và hạn chế những thương tổn do quá trình co giật gây ra.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. “Febrile Seizures Fact Sheet” – NIH
  2. “Febrile Sezures” – Epilepsy Foundation
  3. “Learn first aid for a baby or child who is having a febrile seizure” – British Red Cross

 

Em nói rõ hơn về các tác nhân có thể gây ra các bệnh lý ở góc độ là nhiễm vi khuẩn vi rút thêm nhé Thiên ơi

 

_Được đánh dấu là đã được giải quyết_

 

_Được mở lại_

Em tìm trên pubmed cũng thấy đè cập có nhiêu đó á chị Thương, mà em chỉ ghi 1 số cái có ở VN th í

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *